Đăng ký beat mới!.

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Kiến thức mix nhạc - không gian

KHÔNG GIAN ÂM THANH 3 CHIỀU TRONG CÁC BẢN MIX CA NHẠC
Không gian âm thanh 3 chiều trong các bản mix ca nhạc 
 
 
 
[+] Click vào để xem hình lớn
A. Âm Thanh Mono Và Âm Thanh Stereo
Âm thanh mono khác với âm thanh stereo như thế nào? Tôi biết chắc là rất ít người nghe ra được không gian âm thanh qua cặp loa được đặt trước mặt, nhưng khi nghe qua cặp loa đeo trên đầu (headphones) thì sẽ phân biệt được âm thanh mono so với âm thanh stereo.

Khi nghe bằng cặp loa đeo trên đầu (headphones) hoặc cặp loa nhét vào tai (earphones) thì sẽ nghe âm thanh bản mix mono gom tại đỉnh đầu, còn âm thanh bản mix stereo sẽ nghe âm thanh bên trái và bên phải tách biệt nhau với giọng hát, trống và bass "bay" ở dỉnh đầu. Nhiều người lầm tưởng đó âm thanh 3 chiều - bên trái, ngay đỉnh đầu và bên phải, nhưng thật ra chỉ là âm thanh 3 nơi.

Hãy nghe thử 2 files sau đây với headphones (hoặc earphones):
- Âm thanh mono
- Âm thanh stereo

B. Âm Thanh Stereo 3 Chiều

Âm thanh 3 chiều gồm có chiều rộng, chiều sâu và chiều cao.

Hãy nghe bản mix này của Alan Parsons với cặp loa được bố trí hai bên, trước mặt với khoảng cách bằng nhau từ loa đến loa và đến đầu người (tạo thành tam giác đều): 
Blue Blue Sky 1

Lưu ý: sẽ không nghe được không gian âm thanh với loa của laptop.

Nếu ai chưa nghe ra thì hãy nghe lại bản mix này cùng lúc với lời giải thích sau:

– Khi giọng hát với đàn guitar thùng xuất hiện thì nghe ra ngay nền âm thanh chim chóc ở sâu sau tiếng hát và tiếng đàn - chiều sâu. Giọng hát rất thực, như đang hát trước người nghe trong công viên. Vì là ngoài trời, không có bao che nên... không có không gian của khán phòng, nên không có tiếng vang dội.

– Tiếng máy bay phản lực bay từ phải qua trái - chiều rộng.

– Tiếng máy bay phản lực đầu tiên bay xé âm thanh trên đầu còn chiếc thứ hai thì bay ngay tầm mắt - chiều cao.
C. Khác biệt giữa bản mix 3D với bản mix không có 3D: 
Đây là nhận xét về sự khác biệt giữa cách mix một ca khúc có âm thanh 3D so với các cách mix không có 3D.:

1. Bản mix 3D có âm thanh rõ nét, trong sáng, "bén" hơn bản mix không 3D.

2. Không gian nền nhạc trong bản mix 3D bao rộng từ trái qua phải giữa 2 loa và có độ vòm.

Bản mix không 3D cũng có thể có không gian rộng từ trái qua phải (do mix với tracks stereo) nhưng không có độ vòm; tệ hơn nữa là toàn bộ âm thanh bị gom giữa.

3. Nghe rõ vị trí các nhạc cụ trong bản mix 3D. Tổng thể âm thanh có chiều rộng, độ rộng, chiều sâu, độ sâu và độ cao.

Bản mix không 3D có thể nghe nhạc cụ xa gần, có độ cao nhưng không có độ sâu, độ rộng; tệ hơn nữa là toàn bộ âm thanh đập vào mặt người nghe.

4. Trong bản mix 3D, nghe rõ âm thanh của từng nhạc cụ và giọng hát, không có âm thanh đè nhau.

Trong bản mix không 3D, giọng hát, trống và bass đè nhạc cụ đệm.

5. Giọng hát trong bản mix 3D nghe ở chung không gian với nhạc đệm, tuy nghe lọt vào phía trong nhạc đệm (nhạc đệm bao quanh toàn bộ giọng hát) nhưng vẫn nghe rất rõ và điều cần phải chú ý: giọng hát từ phía trong bay ra 2 bên tai người nghe.

Còn giọng hát trong bản mix không 3D nằm ngoài không gian nhạc đệm, được gom ở giữa nên lộ rõ ra phía trước (đập vào mặt người nghe) và không bay ra 2 bên tai người nghe = giọng hát đè nền nhạc.

6. Âm lượng vừa nghe với nền nhạc trong sáng, rõ nét từng nhạc cụ và không gian bản mix 3D nghe rất dễ chịu vì có khoảng cách giữa người nghe và âm thanh = bản nhạc đang được biểu diễn trước mặt người nghe.

Âm lượng của bản mix không 3D nghe to, ồn và âm thanh nền nhạc thì nhòe = bản nhạc đập thẳng vào mặt người nghe.

Hãy nghe file âm thanh sau đây qua 2 loa trước mặt, không nghe bằng headphones, không nghe qua loa laptop. File âm thanh này gồm trích đoạn của 2 bản mix, bản mix đầu không có không gian 3D và bản mix sau có không gian 3D.
So sánh âm thanh không và có 3D

Và nghe trích đoạn 2 bản mix tiếp theo đây để hiểu về không gian âm thanh 3D stereo (chứ không phải là âm thanh surround 5.1):

– bản mix với không gian 3D:  
Trích đoạn La Sagrada Familia

– bản mix không có không gian 3D: 
Trích đoạn Gởi người yêu dấu
Đắc Tâm

KHÔNG GIAN BIỂU DIỄN TRONG CÁC BẢN MIX ÂM NHẠC
Không gian biểu diễn trong các bản mix âm nhạc 
 
 
 
[+] Click vào để xem hình lớn
Khi nghe một bài nhạc (ca khúc, nhạc hòa tấu, khí nhạc), hiếm người để ý đến không gian âm thanh mà bài nhạc đang biểu diễn vì cách nghe nhạc phổ biến hiện nay là nghe qua iPod, nghe qua điện thoại di động, nghe qua tai nghe mono/stereo với bài nhạc được nén theo mp3, AAC, wma...thay vì ở dạng wave nguyên thể 44.1kHz 16bit.
Chính vì cách nghe này nên tại Việt Nam, hình thành một kiểu mix âm thanh duy nhất nhằm làm cho rõ ca khúc: âm lượng thật to, toàn bộ nhạc cụ bị gom giữa nên âm thanh ồn và nhòa còn giọng hát thì lộ thật rõ ra phía trước và bay lên trên cao. Phòng thu nào mix với âm lượng to nhất, ồn nhất được đánh giá là phòng thu nổi tiếng.

Cách mix với âm lượng đã làm mất hết tính âm nhạc tinh tế trong bản phối âm - không thể nghe âm thanh của từng nhạc cụ trong tổng thể hòa âm; làm mất đi cảm nhận về không gian biểu diễn của bài nhạc - khán phòng hòa nhạc giao hưởng, sân khấu nhà hát, sân khấu phòng trà, sân khấu ngoài trời, sảnh hòa nhạc thính phòng...

Tôi có thể nói, cách mix âm thanh với âm lượng và không có hiệu quả không gian biểu diễn hiện nay được thực hiện bởi những "chuyên viên âm thanh" không hiểu biết gì về âm thanh (acoustics) hoặc có hiểu biết về âm thanh nhưng không nắm được cách mix để tạo ra không gian âm thanh mong muốn. Tại Việt Nam, hiện chưa có trường đào tạo chuyên môn chánh qui trong lãnh vực âm thanh nên kỹ thuật mix âm thanh thường do mày mò với các trình cài đặt sẳn (presets) của các thiết bị cứng đắt tiền. Đến khi có kỹ thuật thu âm và mix âm thanh trên phần mềm, thì việc mix cũng lại dựa vào các trình cài đặt sẳn của các VST plugins (các phần mềm tạo hiệu quả âm thanh) và đựa vào hiệu quả âm thanh được cài đặt sẳn trong các VSTi (phần mềm âm thanh nhạc cụ ảo).

Hãy nghe các bản mix sau đây với 2 loa trước mặt (không là loa laptop, không là loa vi tính, không là loa đeo tai, không là headphones) để cảm nhận về việc tái hiện không gian biểu diễn trong bản mix:

– Bản mix không có không gian biểu diễn và chỉ với âm lượng to: 
Bản mix với âm lượng

– Bản mix nhạc giao hưởng - không gian phòng hòa nhạc giao hưởng: Trích đoạn Serenade for Strings Orchestra in C major Opus 48

– Bản mix rock sân khấu ngoài trời

– 
Bản mix rock không gian sân khấu nhà hát

– 
Bản mix nhạc acoustic Jazz không gian phòng trà

– 
Bản mix phòng hòa nhạc thính phòng

– 
Bản mix với âm sắc tinh tế sân khấu ngoài trời

Các chuyên viên mix âm thanh của Việt Nam cần phải nghiên cứu về cách nghe không gian âm thanh phù hợp cho từng thể loại nhạc và phải học kỹ thuật mix kỹ hơn nữa để tạo được không gian âm thanh theo yêu cầu của thể loại nhạc sẽ được mix.

Đắc Tâm